Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch HIỆU QUẢ tại nhà

Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch là một trong những cách cải thiện tình trạng giãn mạch máu hiệu quả đang được nhiều người áp dụng ngày nay. Vậy massage chân bị rối loạn tĩnh mạch như thế nào là đúng và đem đến hiệu quả. Massage Sunflower sẽ chia sẻ cho bạn cách massage để hỗ trợ trong căn bệnh liên quan đến mạch máu, dù bạn là người mắc bệnh hay người thân của bạn cũng có thể hỗ trợ một cách tốt nhất.

huong dan cach massage suy gian tinh mach
Hướng dẫn cách massage suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý xảy ra khi chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở chân bị suy yếu, dẫn đến tình trạng máu ứ đọng. Hiện tượng này thường biểu hiện bằng các đường gân nổi ngoằn ngoèo hoặc các búi mạch nổi rõ dưới da, khu vực bị ảnh hưởng thường có sắc xanh hoặc tím, kèm theo các triệu chứng như nặng chân, đau nhức hoặc sưng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng. 

Hướng dẫn cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch hiệu quả tại nhà

Với các bước xoa bóp chữa giãn mạch máu mà chúng tôi đưa sau đây, bạn có thể thực hiện một cách đơn giản tại nhà chỉ với những dụng cụ có sẵn. 

Bước 1: Ngâm chân bằng nước ấm

Ngam chan ket hop voi tinh dau thien
Ngâm chân kết hợp với tinh dầu thiên

Chuẩn bị một chậu nước ấm, nhiệt độ khoảng 37 – 40°C, tránh quá nóng để không làm tổn thương da, thêm 5 – 10 giọt tinh dầu như oải hương, sả chanh hoặc bạc hà vào nước. Các loại tinh dầu này có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, ngâm chân từ 5 – 10 phút, kết hợp xoa nhẹ vùng cổ chân và bàn chân để tăng hiệu quả thư giãn.

Bước 2: Lau khô chân và thoa dầu massage

Sử dụng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng toàn bộ vùng chân, đặc biệt là các kẽ ngón chân và thoa một lượng vừa đủ dầu massage (có thể chọn dầu dừa, dầu oliu hoặc dầu chuyên dụng) lên vùng bị giãn mạch máu. Xoa đều dầu để khởi động cơ chân, giúp quá trình massage trơn tru và hiệu quả hơn, sau đó bạn sẽ thực hiện cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch như sau.

Bước 3: Xoa bóp từ cổ chân lên đầu gối

chuyen dong nhe nhang len co chan bang tay
Chuyển động nhẹ nhàng lên cổ chân bằng tay

Với cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch này, bạn hãy dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp vùng cổ chân, sau đó di chuyển dần lên đầu gối, bắt đầu với lực nhẹ, tăng dần áp lực nếu người bệnh cảm thấy thoải mái. Tập trung ấn nhẹ vào các khu vực đau nhức hoặc có gân nổi rõ để giảm cảm giác căng tức.

Bước 4: Vuốt dọc theo bắp chân

vuot nhieu hon o phan bi dau
Vuốt nhiều hơn ở phần bị đau

Dùng lòng bàn tay đặt ở phần dưới bắp chân, kéo dọc lên phía trên, lặp lại động tác này khoảng 5 – 10 lần, tập trung vào các khu vực sưng đau nhiều. Thực hiện cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch này với lực vừa phải, đều tay để tránh làm tổn thương vùng tĩnh mạch bị suy yếu.

Bước 5: Xoa bóp theo chiều ngang bắp chân

Dùng cả hai tay bóp nhẹ vùng bắp chân, sau đó di chuyển tay từ bên này qua bên kia. Kết hợp ấn nhẹ ở những điểm cơ bị co cứng hoặc đau nhức và lặp lại động tác trong 3 – 5 phút, giúp cơ chân thư giãn hoàn toàn.

Kết hợp bấm huyệt chân chữa giãn tĩnh mạch

Bên cạnh việc thực hiện các cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch, bạn nên kết hợp thêm phương pháp bấm huyệt để tăng hiệu quả trong quá trình điều trị giãn mạch máu, bạn sẽ tác động vào các huyệt tại chỗ và các nơi bị đau với công suất bấm huyệt 20 – 30 phút mỗi ngày, chia thành 2 – 3 lần/ngày. Duy trì liệu trình trong 15 – 30 ngày, sau đó bạn sẽ đánh giá hiệu quả để quyết định có tiếp tục hay điều chỉnh phương pháp.

Bước 1: Day ấn A thị huyệt (vùng đau)

bam huyet tai cac vung dau
Bấm huyệt tại các vùng đau

Xác định các điểm đau trên chân – đây chính là các A thị huyệt, dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn nhẹ nhàng vào vùng này trong 1 – 2 phút. Lặp lại động tác 3 – 5 lần/huyệt để kích thích tuần hoàn máu.

Bước 2: Tiến hành ấn các huyệt quan trọng

  1. Huyệt dũng tuyền

Dùng ngón tay cái day tròn hoặc ấn nhẹ trong 2 – 3 phút tại chỗ lõm ở gan bàn chân, cách khoảng 1/3 trước và 2/3 sau theo chiều dài bàn chân. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng đau nhức, chóng mặt.

  1. Huyệt thừa sơn

Sử dụng ngón tay bấm nhẹ theo chuyển động tròn trong 2 – 3 phút ở giữa bắp chân, trên đường thẳng giữa phía sau cẳng chân. Với động tác này sẽ có ích trong việc thư giãn gân cốt, giảm co thắt cơ, hỗ trợ cải thiện suy giãn tĩnh mạch.

  1. Huyệt phục lưu

Tại điểm cách mắt cá chân trong khoảng 3 ngón tay đo lên, bạn hãy day ấn với lực vừa phải trong 2 phút mỗi lần sẽ giúp giảm phù nề, với cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch kết hợp với ấn huyệt phục lưu sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu vùng chân.

  1. Huyệt huyết hải

Khi gập đầu gối, đầu ngón tay cái đặt úp trên mặt trước của đầu gối sẽ chỉ đúng vị trí huyệt, bạn lấy ngón cái ấn nhẹ và day trong 2 – 3 phút để quá trình lưu thông máu, giảm sưng đau, cải thiện chức năng mạch máu.

  1. Huyệt tam âm giao
an huyet tam am giao trong khoang 2 phut
Ấn huyệt Tam Âm Giao trong khoảng 2 phút

Tiếp đến bạn bấm huyệt vào điểm cách mắt cá chân trong 2 thốn ( khoảng 4 ngón tay đo thẳng lên) thực hiện trong khoảng 2 phút và lập lại 3 lần, điều này sẽ giúp điều hòa khí huyết, giảm triệu chứng đau và tê mỏi do giãn tĩnh mạch.

  1. Huyệt quan nguyên và Khí hải

Huyệt này nằm cách rốn 3 thốn so với huyệt khí hải chỉ cách 1.5 thốn, bạn nên day ấn nghẹ nhàng hai nơi này trong 2 phút mỗi lần. Với công dụng nâng cao chính khí, hỗ trợ điều hòa năng lượng cơ thể, cải thiện chức năng tĩnh mạch.

  1. Huyệt dương lăng tuyền

Ngay chỗ hõm dưới đầu trên của xương mác hướng phía ngoài đầu gối, bạn sẽ ấn nhẹ nhàng trong khoảng 1-2 phút để tăng cường sức khỏe gân cốt, giảm căng cứng cơ bắp.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giãn mạch máu cao

phu nu chiem den 70 so ca mac suy gian tinh mach chan
Phụ nữ chiếm đến 70% số ca mắc suy giãn tĩnh mạch chân

Dữ liệu thống kê cho thấy, phụ nữ trên thế giới chiếm từ 60% – 70% mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn rất nhiều so với nam giới. Điều này xuất bản phát từ các yếu tố sinh học, nội tiết tố, mang thai, và một số thói quen sinh hoạt làm phụ nữ dễ bị suy giãn mạch máu hơn, những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này mà cần đặc biệt quan tâm hiện nay là:

  • Nhóm ít vận động, những người phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài do công việc, chẳng hạn như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ may, cảnh sát giao thông. Việc giữ một tư thế quá lâu khiến máu lưu thông kém, dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cơ thể sản sinh nhiều hormone progesterone. Hormone này làm giãn nở thành mạch máu, giúp thai nhi phát triển nhưng đồng thời cũng làm suy yếu các van tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng tuần hoàn ngược, gây suy giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót hoặc mặc quần áo bó sát với thói quen này gây cản trở lưu thông máu và gia tăng áp lực lên tĩnh mạch, đặc biệt ở chi dưới, dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Người thừa cân, béo phì thường đối mặt với áp lực để tăng cường hệ thống cơ xương, đặc biệt là đôi chân và hệ thống tĩnh mạch. Khi cân nặng dư thừa, áp lực lên chân sẽ tăng, tạo máu trong hệ thống tĩnh mạch được tiến xuống chi dưới, gây ra sự cản trở trong quá trình lưu thông máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tĩnh mạch như giãn mạch máu, tắc tắc mạch máu hoặc tình trạng phù chân. 
  • Người cao tuổi, hoặc những người từng trải qua các phẫu thuật chỉnh hình, bó bột, tai biến cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao do hệ thống tĩnh mạch suy giảm chức năng. Đối với trường hợp này rất cần thiết để bạn học cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch.

Xem thêm: Cách xoa bóp chân tay cho người già giúp chữa ĐAU NHỨC

Suy giãn tĩnh mạch có nên xoa bóp không?

Khi thực hiện massage nhẹ nhàng tại nơi bị giãn tĩnh mạch là một trong những phương pháp giúp cho dòng máu lưu thông ổn định điều, điều này rất cần thiết cho việc chữa bệnh suy giãn mạch máu hiệu quả. Với cách xoa bóp này bạn có thể kết hợp với dầu massage hoặc kem dưỡng ẩn để tăng hiệu quả cho cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch.

Công dụng của xoa bóp chữa giãn mạch máu

massage chan bi gian mach mau dem den nhieu loi ich cho suc khoe
Massage chân bị giãn mạch máu đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cách massage chân bị giãn tĩnh mạch không chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh, mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Dưới đây là những công dụng nổi bật khi thực hiện phương pháp xoa bóp chữa giãn mạch máu chân:

  • Kích thích tuần hoàn máu: Xoa bóp giúp kích thích sự hoạt động của hệ tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu và giảm tình trạng ứ đọng tại các tĩnh mạch ngoại biên. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng của giãn tĩnh mạch như sưng, đau, và nặng chân.
  • Giảm tê cứng và đau nhức chân: Khi bị giãn mạch máu, nhiều người cảm thấy tê cứng hoặc đau nhức ở chân. Xoa bóp giúp làm mềm cơ bắp và tăng cường lưu thông, giảm cảm giác tê cứng, đau nhức, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.
  • Tăng cường khả năng sản xuất hợp chất giảm đau: Quá trình xoa bóp kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể giải phóng endorphin – một hợp chất tự nhiên có tác dụng giảm đau và nâng cao sức khỏe tổng thể. Điều này không chỉ giảm cơn đau mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Bong tróc vảy sừng, cải thiện tình trạng da: Massage giúp làm mềm lớp biểu bì da, làm bong các vảy sừng, tạo điều kiện cho tuyến mỡ và mồ hôi hoạt động tốt hơn. Điều này giúp cải thiện quá trình bài tiết, đồng thời hỗ trợ tuần hoàn máu hiệu quả.

So với các phương pháp điều trị bằng Tây y, xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân không gây tác dụng phụ cho gan, thận hay các cơ quan khác. Đặc biệt, phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ phục hồi chức năng tuần hoàn của tĩnh mạch.

Những điều cần lưu ý khi xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch

nhung dieu can luu y khi xoa bop chan bi gian tinh mach
Những điều cần lưu ý khi xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch

Khi thực hiện cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch để điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là những lưu ý cần nhớ:

Massage đúng cách: Để xoa bóp đạt hiệu quả tốt nhất, việc áp dụng đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Người bệnh nên học và thực hành kỹ thuật xoa bóp đúng cách để tránh gây tổn thương. Nếu không tự tin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về phương pháp xoa bóp phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.

Sử dụng dầu xoa bóp hoặc kem chuyên dụng: Để quá trình xoa bóp trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, người bệnh nên sử dụng dầu xoa bóp hoặc kem chuyên dụng. Việc này sẽ giúp giảm ma sát, tránh gây tổn thương cho da, đồng thời tăng khả năng thẩm thấu dưỡng chất vào da.

Nên ngâm chân trước khi massage: Trước khi bắt đầu xoa bóp, người bệnh nên ngâm chân trong nước ấm từ 5 đến 10 phút. Điều này giúp các cơ bắp và mô liên kết trở nên mềm mại, dễ cảm nhận áp lực và tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt hơn.

Xoa bóp và chú ý nhiều hơn tại vùng có biểu hiện giãn tĩnh mạch nhiều: Khi xoa bóp, cần tập trung vào những khu vực có triệu chứng giãn tĩnh mạch như bắp chân và mắt cá. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tình trạng tê cứng, đau nhức tại những vùng này.

tap trung nhieu vao nhung phan co bieu hien gian mach mau
Tập trung nhiều vào những phần có biểu hiện giãn mạch máu

Làm đủ số lần xoa bóp: Mỗi động tác xoa bóp nên được thực hiện từ 10 đến 15 lần ở mỗi vùng. Việc lặp lại động tác đúng số lần sẽ giúp kích thích cơ bắp và tĩnh mạch, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn.

Thục hiện điều đặn cách mát xa chân : Để đạt hiệu quả tối ưu, quá trình xoa bóp cần được thực hiện đều đặn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc xoa bóp hoặc làm quá ít. Nếu có bất kỳ lo ngại nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh cường độ và tần suất phù hợp.

Cẩn trọng khi thực hiện: Tránh xoa bóp quá mạnh, gây đau đớn cho người bệnh. Xoa bóp chỉ nên vừa phải, cảm nhận được sự thư giãn mà không làm tổn thương mô cơ. Nếu người bệnh đang bị sốt, mẫn cảm, hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, việc xoa bóp nên được tạm ngừng cho đến khi cơ thể khỏe lại.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch, vì có thể có một số tác động không mong muốn đối với thai nhi hoặc quá trình cho con bú.

Kết hợp với các phương pháp điều trị khác: Mặc dù xoa bóp không trực tiếp phục hồi mạch máu, những phương pháp này có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh có thể kết hợp xoa bóp với các phương pháp điều trị khác như châm cứu, điện châm, hoặc sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả tối ưu.

Khám sức khỏe định kỳ: Suy giãn tĩnh mạch có thể trở nặng nếu không được can thiệp sớm. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển nghiêm trọng.

Thông qua cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch phía trên mà Massage Sunflower đã đưa ra cho bạn, đây là một phương pháp chữa trị an toàn và hiệu quả khi thực hiện đúng cách và bạn đừng quên kết hợp cách bấm huyệt để nâng hiệu quả. Sau khi tham khảo các bước trên chúng tôi mong bạn có thể tự giúp bản thân hoặc người thân cải thiện căn bệnh liên quan đến mạch máy này. Bạn cũng có thể tìm đến dịch vụ massage foot gần bạn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *